• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • BAN GIÁM HIỆU
    • TÀI VỤ
    • HÀNH CHÍNH
    • VĂN PHÒNG
  • Môn học
    • BỘ MÔN CỜ
    • BỘ MÔN BÓNG RỔ
    • BỘ MÔN THỂ DỤC
    • BỘ MÔN VÕ THUẬT
    • MÔN BƠI
    • MÔN BÓNG ĐÁ
    • MÔN BÓNG BÀN
    • MÔN CẦU LÔNG
    • MÔN ĐÁ CẦU
  • Thông báo
  • Tuyển sinh
  • Lịch tập
  • Tin tức
  • Thư viện ảnh
    • Hình ảnh hoạt động
    • Khai giảng - Sơ kết - Tổng kết
  • Video
  • Liên hệ
 

Danh mục Môn học

  • BỘ MÔN CỜ
    • Cờ vua
    • Cờ tướng
  • BỘ MÔN BÓNG RỔ
  • BỘ MÔN THỂ DỤC
    • Khiêu vũ thể thao
    • Aerobic
    • Thể dục nhịp điệu
    • Thể dục nghệ thuật
  • BỘ MÔN VÕ THUẬT
    • Aikido
    • Cổ truyền Việt Nam
    • Judo
    • Karatedo
    • Shorinjikempo ( Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp )
    • Taekwondo
    • Thiếu lâm tự
    • Vovinam ( Việt võ đạo )
    • Wushu
      • Thao lu
      • Sanshou ( Tán thủ )
  • MÔN BƠI
  • MÔN BÓNG ĐÁ
  • MÔN BÓNG BÀN
  • MÔN CẦU LÔNG
  • MÔN ĐÁ CẦU

Thống kê truy cập

Hôm nay: 42 lượt truy cập

Hiện tại: 7 lượt truy cập

Tổng truy cập: 502292

Karatedo

MÔN KARATEDO

Cập nhật: 29/04/2019 14:31:44

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN MÔN KARATE-DO

1. Nguồn gốc và lịch sử phát triển:

Khởi nguồn của môn Karate-do được bắt đầu từ võ thuật Thiếu Lâm Tự của Trung quốc hàng nghìn năm xa xưa. Từ năm 618 sau công nguyên, môn võ này bắt đầu du nhập vào đảo Okinawa (Nhật Bản) và được người dân ở đây kết hợp với những thế võ tay không của họ tập luyện dưới cái tên TODE (Đường thủ - môn võ nhà Đường), rồi OKINAWA-TE (1692) qua nhiều thế hệ phát triển.

Đến năm 1903 môn võ OKINAWA-TE mới được Nhật Bản chính thức công nhận và được phép đưa vào giảng dạy trong các các trường học ở Okinawa dưới cái tên KARATE-JUTSU (Nghệ thuật chiến đấu tay không của nhà Đường)

Năm 1932, khi được đổi tên thành KARATE-DO (Không thủ đạo), nó chính thức trở thành môn võ của người Nhật Bản. Tổ sư của môn võ Karate hiện đại là thầy Gichin Funakoshi. Môn KARATE-DO sau đó được phát triển thành nhiều hệ phái, ước tính hiện nay trên thế giới đã có tới hơn 100 hệ phái khác nhau.

Năm 1960 Liên hiệp Karate-do Thế giới (World Union of Karate-do Organization - WUKO) chính thức được thành lập và giải Vô địch Karate-do thế giới lần thứ nhất đã được tổ chức tại Nhật Bản năm 1970, lần thứ hai tại Pháp năm 1972 và lần thứ ba tại Los Angeles - Mỹ năm 1975. Năm 1994, tổ chức này được thống nhất đổi tên thành Liên đoàn Karate-do thế giới (World Karate-do Federation - WKF) với hơn 100 nước thành viên, và Việt Nam cũng đã trở thành thành viên viên chính thức, với nhiệm vụ chỉ đạo và định hướng cho hoạt động của các Liên đoàn Karate-do các châu lục, khu vực, quốc gia; thúc đẩy sự phát triển của môn Karate-do và đẩy nhanh tiến trình thực hiện các công việc, thủ tục cần thiết để đưa Karate-do trở thành môn thể thao thi đấu Olympic.

KARATEDO-SHOTOKAN là một hệ phái của Karate-do được phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay. Đây là một trong những hệ phái được sử dụng rộng rãi nhất trong các cuộc thi đấu thể thao trên thế giới theo nguyên tắc khoa học, đơn giản và dễ tập với ba nội dung cơ bản: KIHON (kỹ thuật cơ bản), KATA (quyền) và KUMITE (đối kháng); bao gồm 10 cấp và 10 đẳng (ở Việt Nam hiện nay cao nhất là 6 đẳng).

2. Sự phát triển tại Việt Nam:

Tại Việt Nam, môn Karate-do được phát triển rất mạnh mẽ do tính khoa học và hiệu quả tập luyện của nó đi kèm với Chủ nghĩa Anh hùng Dân tộc và tinh thần thượng võ của người dân Việt Nam.

Sau năm 1945, hệ phái Karatedo-Goju do võ sư người Nhật Bản Cho Ji Suzuki (lấy tên Việt Nam là Phạm Văn Phúc) truyền bá tại Huế. Năm 1950, hệ phái Karatedo-Kyokyushinkar do võ sư Hồ Cẩm Ngạc giảng dạy tại Sài gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Từ đó, môn Karate-do được dần dần du nhập ra miền Bắc. Mãi đến sau năm 1975, môn Karate-do mới thực sự được truyền bá và phát triển rộng khắp tại Việt Nam.

Năm 1980, một số Câu lạc bộ tập luyện môn Karate-do được chính thức thành lập tại các địa phương. Năm 1984, một số giải thi đấu Karate-do đã được tổ chức. Đến năm 1987, Hội thảo Karate-do tại Huế đã thống nhất việc sử dụng Luật thi đấu Karate-do.

Tháng 7/1988, Karate-do Hà Nội chính thức được Thầy Yaramora (Nhật Bản - huyền đai đệ lục đẳng) huấn luyện theo hệ phái Karatedo-Shotokan. Năm 1991, Giải vô địch Karate-do toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Năm 1995, môn Karate-do được Tổng cục Thể dục Thể thao (nay là Ủy ban Thể dục Thể thao Quốc gia) chính thức công nhận và phong cấp cho các vận động viên đạt thành tích cao.

Karate-do là một trong những môn thể thao có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, đồng thời là môn thể thao mũi nhọn trong chiến lược phát triển thể thao thành tích cao của ngành Thể dục Thể thao, và cũng là một trong những môn học chính thức của sinh viên các trường Cao đẳng và Đại học Thể dục Thể thao (1989). Trong những năm gần đây, Karate-do Việt Nam đã không ngừng phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng tập luyện và điều này đã được khẳng định bằng các tấm huy chương mà các tuyển thủ Karate-do Việt Nam đã mang về từ các cuộc tranh tài Quốc tế cũng như khu vực ... Hiện nay, bộ môn Karate-do đã có mặt ở 63 tỉnh thành trong cả nước.

3. Những nguyên tắc cơ bản của Karate-do:

a, Tính khoa học và thực tiễn:
Karate-do là một bộ môn có chương trình huấn luyện kỹ thuật rất phong phú và đa dạng, mỗi một phần của bàn tay, cánh tay, cùi chỏ, đầu gối và chân đều là một vũ khí sắc bén. Mỗi một kỹ thuật Karate đều mang tính khoa học trong tấn công cũng như phòng thủ.
Tùy theo khoảng cách, hình dạng, vị trí của đối thủ, các đòn thế Karate sẽ được sử dụng tương ứng với hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất dù ở góc độ khó nhất. Hiệu năng đòn thế của cánh tay (từ cùi chỏ đến 5 đầu ngón tay) và chân (từ đầu gối đến 5 đầu ngón chân) được võ sinh Karate phát huy tối đa khi tấn đỡ đòn và phản công. 
Cho dù sử dụng đòn thế nào đi chăng nữa thì mỗi võ sinh Karate muốn đạt được căn bản về chuyên môn phải đạt được trình độ kỹ thuật Karate. Kỹ thuật Karate là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tấn pháp, thân pháp, nhãn pháp, thủ pháp, cước pháp, đồng thời vận dụng các nguyên lý vật lý, động lực một cách khoa học, với sự hiểu biết về sinh lý học (hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ thần kinh, các tố chất), y học và một tâm lý vững vàng.

b, Nguyên lý vật lý:
- Tận dụng sức mạnh tối đa: Muốn tăng sức mạnh tối đa của đòn thế phải dựa trên các yếu tố sau: 
+ Sức mạnh tỷ lệ thuận với độ co giãn của bắp thịt
+ Độ công phá của một sức mạnh tỷ lệ nghịch với thời gian tác dụng
+ Trong các kỹ thuật dùng cách lật tay (đỡ và chặt) dùng cách xoay hay xoắn (trong các cú đấm), xoay vặn hông (trong các cú đá) để tạo gia tốc lớn ban đầu. 
- Tập trung sức mạnh: Các kỹ thuật Karate tập trung sức mạnh để tăng hiệu năng kỹ thuật cần phải đúng lúc và đúng chỗ
+ Dùng mặt phẳng tiết diện nhỏ khi tiếp xúc thì cú đánh có tác dụng càng mạnh, uy lực càng lớn 
+ Vận dụng nhiều bắp thịt thì sức mạnh càng lớn
+ Muốn tập trung tối đa sức mạnh trong cơ thể phải tập trung vận dụng các bắp thịt đồng chiều đỡ, sử dụng hiệu nghiệm sự hợp lực của các bắp thịt khác nhau tác dụng
+ Vận dụng sức mạnh tối đa theo trình tự vận chuyển cơ bắp như bắp thịt ở bụng, hông rồi đến tay chân
+ Dùng phản học để ổn định hỗ trợ và tăng sức mạnh đòn thế khi phát ra.
- Hơi thở: 
+ Điều hòa hơi thở đúng lúc sẽ tăng sức mạnh của đòn thế và tránh gây nguy hiểm cho bản thân. Đối với bộ môn Karate, nhiều người quan niệm đó là môn võ chuyên dùng tay không, với khái niệm này người ta chưa hiểu rõ nghĩa chữ Karate và tất cả các kỹ thuật của bộ môn
+ Trên cơ thể của con người được chia thành ba (03) vùng rõ nét: vùng cao, vùng giữa và vùng thấp. Các kỹ thuật Karate đều áp dụng cho cả ba vùng đó, trong đó có đòn chân. Riêng đòn chân Karate cũng phong phú và đa dạng không kém gì đòn tay kể cả trong tư thế nằm. Tùy theo phong cách và vị trí dạng hình của đối thủ mà võ sinh Karate sẽ vận dụng đòn thế kỹ thuật tay hay chân để thích ứng đem lại hiệu quả năng lực đòn thế cao nhất.

c, Nguyên lý tâm lý:
Sức mạnh kỹ thuật không phải là yếu tố quyết định mà nó còn phụ thuộc vào yếu tố tâm lý. Nếu một võ sinh Karate đạt được những yếu tố này thì sẽ đem lại thành công trong thi đấu cũng như trong đời sống, bao gồm:
- Tâm bình
- Trí sáng
- Sự hợp nhất giữa tâm trí và ý trí
Đây là một sức mạnh vô biên, trong con người ngoài sức mạnh thể chất còn có sức mạnh bên trong về tinh thần. Nếu ta vận dụng được hài hòa cả hai yếu tố khi tập luyện, chắc chắn ta sẽ thành công trên nhiều lĩnh vực của võ thuật và trong sinh hoạt đời sống hàng ngày.

Trang chủ| Giới thiệu| Môn học| Thông báo| Tuyển sinh| Lịch tập| Tin tức| Tuyển dụng| Liên hệ

TRƯỜNG THỂ THAO THIẾU NIÊN 10/10

Địa chỉ: C5 - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: (024) 3.84 64 096

Email: vanphong1010gv@gmail.com

Facebook:https://www.facebook.com/truongthethaothieunien1010

Copyrigth © 2012 thethaothieunien10/10 - All Rights Reserved . Design by VTM-IT