• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • BAN GIÁM HIỆU
    • TÀI VỤ
    • HÀNH CHÍNH
    • VĂN PHÒNG
  • Môn học
    • BỘ MÔN CỜ
    • BỘ MÔN BÓNG RỔ
    • BỘ MÔN THỂ DỤC
    • BỘ MÔN VÕ THUẬT
    • MÔN BƠI
    • MÔN BÓNG ĐÁ
    • MÔN BÓNG BÀN
    • MÔN CẦU LÔNG
    • MÔN ĐÁ CẦU
  • Thông báo
  • Tuyển sinh
  • Lịch tập
  • Tin tức
  • Thư viện ảnh
    • Hình ảnh hoạt động
    • Khai giảng - Sơ kết - Tổng kết
  • Video
  • Liên hệ
 

Danh mục Môn học

  • BỘ MÔN CỜ
    • Cờ vua
    • Cờ tướng
  • BỘ MÔN BÓNG RỔ
  • BỘ MÔN THỂ DỤC
    • Khiêu vũ thể thao
    • Aerobic
    • Thể dục nhịp điệu
    • Thể dục nghệ thuật
  • BỘ MÔN VÕ THUẬT
    • Aikido
    • Cổ truyền Việt Nam
    • Judo
    • Karatedo
    • Shorinjikempo ( Thiếu Lâm Tự Quyền Pháp )
    • Taekwondo
    • Thiếu lâm tự
    • Vovinam ( Việt võ đạo )
    • Wushu
      • Thao lu
      • Sanshou ( Tán thủ )
  • MÔN BƠI
  • MÔN BÓNG ĐÁ
  • MÔN BÓNG BÀN
  • MÔN CẦU LÔNG
  • MÔN ĐÁ CẦU

Thống kê truy cập

Hôm nay: 21 lượt truy cập

Hiện tại: 3 lượt truy cập

Tổng truy cập: 502756

Cờ vua

MÔN CỜ VUA

Cập nhật: 29/04/2019 14:20:54

GIỚI THIỆU MÔN CỜ VUA

Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ (xem Số Shannon)[1].

Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là "các cuộc đấu trí tuệ", và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư. Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn thế giới. Trong số đó phổ biến nhất theo trật tự giảm dần về số người chơi là cờ tướng (ở Trung Quốc, Việt Nam v.v), Shogi (ở Nhật Bản) và Janggi (ở Triều Tiên).

LỊCH SỬ MÔN CỜ VUA

Nhiều quốc gia cho rằng họ là nơi phát minh ra cờ vua trong dạng phôi thai nào đó. Phổ biến nhất thì người ta tin rằng cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ, tại đó nó được gọi là chaturanga (saturanga) và có lẽ ra đời vào khoảng thế kỷ VI.

Một thuyết khác cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng, là môn đã tồn tại ở Trung Quốc kể từ thế kỷ II TCN. Joseph Needham và David Li là hai trong số nhiều học giả theo thuyết này.

Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thể trên đường đi của nó. Từ Ấn Độ nó đã tới Ba Tư, ở đây các thuật ngữ của nó được phiên âm sang tiếng Ba Tư và tên gọi của nó đổi thành chatrang.

Từ Ba Tư nó đi vào thế giới Hồi giáo, tại đây tên gọi của các quân cờ chủ yếu vẫn giữ các dạng Ba Tư trong thời kỳ Hồi giáo ban đầu của nó. Tên gọi của nó trở thành shatranj, được phiên theo tiếng Tây Ban Nha là ajedrez và trong tiếng Hy Lạp là zatrikion, nhưng trong phần lớn các nước châu Âu khác nó được thay thế bằng phiên bản Ba Tư của từ shāh = "vua".

Có một thuyết cho rằng việc thay đổi tên diễn ra bởi vì trước khi cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã tới châu Âu và mang theo các quân vua được trang trí như là các đồ vật hiếm và cùng với chúng là tên gọi shāh, tên gọi này đã bị người châu Âu phát âm sai theo nhiều cách khác nhau.

  • Chiếu bí: Trong tiếng Anh là checkmate là từ dịch ra của cụm từ shāh māt, trong tiếng Ba Tư có nghĩa là "vua hết đường". Trong tiếng Ả Rập nó có nghĩa là "shāh bị chết", nhưng shāh không phải là một từ Ả Rập thông dụng để chỉ "vua" (ngoại trừ đôi khi trong cờ vua).
  • Xe: Trong tiếng Anh là rook. Nó có được thông qua tiếng Ả Rập từ chữ rukh trong tiếng Ba Tư, có nghĩa là "xe ngựa kéo", nhưng cũng có nghĩa là "má" (một phần của mặt) và còn có nghĩa là một con chim huyền thoại với sức mạnh gọi là roc.
  • Tượng: Trong tiếng Anh là bishop. Tiếng Ả Rập al-fīl (từ tiếng Ba Tư pīl) có nghĩa là "voi", nhưng ở châu Âu và phần phía tây của thế giới Hồi giáo khi đó người ta biết rất ít hoặc không biết gì về voi và tên gọi của quân cờ đến với Tây Âu theo dạng Latinh alfinus và tương tự, một từ không có nghĩa gì (trong tiếng Tây Ban Nha, nó tiến hóa thành tên gọi alfil). Tên gọi bishop của người Anh là một sự đổi tên được sáng tạo ra theo hình dáng quy ước của nó. Tuy thế, tại Nga thì tên gọi của quân cờ này là slon = "voi".
  • Hậu: Trong tiếng Anh là queen. Tiếng Ba Tư farzīn = vizia - quan chức cao cấp trong thế giới Hồi giáo cổ, tương tự như tể tướng đã trở thành tiếng Ả Rập firzān, nó đến châu Âu trong các dạng như alfferza, fers v.v. nhưng sau đó được thay thế thành "hậu".

Trò chơi này đã phổ biến trong thế giới Hồi giáo sau khi những người theo đạo Hồi xâm lược Ba Tư. Cờ vua đến Nga theo đường Mông Cổ mà tại đó người ta chơi cờ vua từ đầu thế kỷ VII. Nó đã được người Moor đưa vào Tây Ban Nha trong thế kỷ X, và đã được miêu tả trong bản viết tay nổi tiếng thế kỷ XIII về cờ vua, cờ thỏ cáo và trò chơi xúc xắc có tên gọi Libro de los juegos. Cờ vua cũng đi theo đường bộ xuyên qua Siberi tới Alaska.

Trang chủ| Giới thiệu| Môn học| Thông báo| Tuyển sinh| Lịch tập| Tin tức| Tuyển dụng| Liên hệ

TRƯỜNG THỂ THAO THIẾU NIÊN 10/10

Địa chỉ: C5 - Giảng Võ - Ba Đình - Hà Nội

Điện thoại: (024) 3.84 64 096

Email: vanphong1010gv@gmail.com

Facebook:https://www.facebook.com/truongthethaothieunien1010

Copyrigth © 2012 thethaothieunien10/10 - All Rights Reserved . Design by VTM-IT